CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẾP CÔNG NGHIỆP DUY PHÚ

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẾP CÔNG NGHIỆP DUY PHÚ

Tiêu chuẩn tư vấn thiết kế

Trang chủ/ Quy trình tư vấn thiết kế bếp

Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, điều quan trọng nhất là hiểu thế nào là nhà bếp và mục đích sử dụng như thế nào. Đây là một bước tiếp cận trước khi thiết kế cơ bản nhất mà bất kiến trúc sư nào cũng phải làm.

Thiết kế bếp công nghiệp là một trong những khâu quyết định đến tính khả thi và sự hiệu quả của bếp ăn công nghiệp sau khi hoàn thiện. Để hệ thống bếp công nghiệp được vận hành và hoạt động một cách trơn tru thì bạn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn trong thiết kế. 

Hay nói một cách khác, thiết kế bếp là một chuỗi công năng bao gồm các khi làm việc mật thiết với nhau cần phải tổ chức hợp lý.

Ngoài xác định phong cách thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, điều quan trọng là xác định mô-đun để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu chi phí sản xuất của các phần khác nhau. Bằng cách này, sẽ tiết giảm tối đa chi phí cho nhà đầu tư, nhưng cũng đảm bảo được một nhà bếp đầy đủ công năng.

Hãy cùng tìm tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp trong bài viết dưới đây:

1. Sử dụng mô hình thiết kế bếp theo quy trình 1 chiều

  • Các bếp công nghiệp tại nhà hàng, khách sạn thường phục vụ một khối lượng khách tương đối lớn nên tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp phải được bố trí theo quy trình 1 chiều để đảm bảo tính hiệu quả và tiện lợi. Điều này sẽ tiết kiệm được cả không gian và thời gian, tác động không nhỏ đến chất lượng của thực phẩm và món ăn.

Thiết kế bếp công nghiệp theo quy trình 1 chiều như sau:

  • Nhập nguyên liệu, kiểm tra chất lượng thực phẩm và phân loại, cất trữ, bảo quản vào kho lạnh. 
  • Sơ chế thực phẩm ở khu sơ chế.
  • Thực phẩm sau khi sơ chế xong phải được bảo quản chờ nấu ở trong bàn lạnh hoặc khu lạnh.
  • Rau và salad phải được sơ chế và chế biến riêng ở khu bếp nguội.
  • Thực phẩm chín sau khi nấu xong phải được chia suất hoặc bày biện sao cho gọn gàng hoặc có khu vực lưu giữ riêng.

​2. Phân khu khu vực, không gian làm việc và luồng giao thông

  • Có một nghiên cứu đã xác định 5 khu vực chung trong nhà bếp:

Gồm các khu vực như sau:

  1. Khu vực lưu trữ thực phẩm (khô và ướt): Không gian lưu trữ thực phẩm, đồ hộp, tủ lạnh, cất trữ gia vị;
  2. Khu vực lưu trữ dụng cụ: Dụng cụ dao thớt, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ xong nồi và dụng cụ bếp khác;
  3. Khu vực sơ chế, bồn rửa: Khu chậu rửa bát, khoang giá bát.
  4. Khu nấu ăn: Bếp nấu, bếp chiên, tủ hấp, lò nướng, lò vi sóng....
  5. Khu bàn gia công: Khoảng mặt bếp trống để soạn chia trong quá trình nấu ăn.

Các khu vực nấu ăn, bồn rửa, và lưu trữ thức ăn được kết hợp và tổ chức giao thông với nhau một cách hợp lý để có một quá trình nấu ăn hiệu quả nhất. Khu rửa, nấu và kho lưu trữ tạo thành một tam giác hẹp dẫn đến các phương án thiết kế nhà bếp khác nhau.

Và nhiều cách bố trí bếp khác nhau. Các loại được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tuyến tính (Hoặc hai đường song song)
  • Hình chữ L
  • Hình chữ U
  • Dạng ốc đảo

​3. Xác định hạng mục - trang thiết bị

Bếp công nghiệp là nơi tập hợp của tất cả các loại thiết bị dùng cho việc nấu nướng. Tùy vào tần suất hoạt động và nhu cầu sử dụng của từng bếp mà việc lựa chọn các thiết bị nấu nướng sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. 

Do đó, trước khi bắt đầu thiết kế và phát triển kế hoạch bố trí bếp, bạn nên nhớ rằng nhà bếp không chỉ là một ràng buộc ngẫu nhiên của một loạt các đồ dụng cụ - trang thiết bị bếp, mà còn gồm các mô-đun bếp phải tuần theo logic sản xuất. Nếu thiết kế không rõ ràng hoặc không tuân theo các thông số kĩ thuật của nhà sản xuất hợp lý có thể gây ra lỗi khi trong quá trình thi công lắp đặt.

Danh sách thiết bị nhà bếp cơ bản bao gồm:

- Thiết bị - Dụng cụ sơ chế: Bàn, chậu sơ chế, máy cắt thái thịt, máy xay thịt, máy gọt rau củ quả, .....

- Thiết bị lạnh: Bàn đông, bàn mát, tủ lạnh, tủ đông công nghiệp, bàn salad, máy làm đá, tủ đá,… dùng để lưu trữ, trưng bày và bảo quản thực phẩm.

- Thiết bị - Dụng cụ nấu nướng: Xoong, chảo, nồi, bể tách mỡ, bếp chiên, bếp nướng, tủ nấu cơm, tủ hấp, nồi cơm điện, nồi nấu phở, máy làm bánh, máy trộn bột, máy đánh trứng, lò nướng bánh,…

- Thiết bị hâm nóng thức ăn: Quầy giữ nóng, lò vi sóng, xe khay giữ nóng… 

- Thiết bị inox nhà bếp: Bàn inox, kệ inox treo tường, tủ inox cất dụng cụ,…

- Thiết bị rửa, vệ sinh: Chậu rửa, Vòi phun tráng, vòi xịt sàn, máy rửa bát, thùng rác, xe thu gom… 

​4. Yếu tố hỗ trợ và an toàn

Bếp công nghiệp là nơi chế biến nhiều món ăn với tần suất phục vụ cao nên không thể tránh khỏi mùi thức ăn bị lẫn lộn với nhau. Nên cần có:

- Hệ thống xử lí khói, mùi trong khu bếp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hoạt động.

Hay: trong bếp sẽ có nhiều thiết bị hoạt động cùng một lúc với công suất lớn nên hệ thống điện/ gas cần được thiết kế hợp lý để đáp ứng được nhu cầu, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu điện/ gas, gây lãng phí và làm gián đoạn quá trình hoạt động của bếp. Còn có một lượng lớn thức ăn thừa, dầu mỡ và rác thải. Vì vậy bếp công nghiệp cần phải được thiết kế để đáp ứng tiêu chuẩn cấp thoát nước cho hệ thống bếp. Điều này nhằm tránh gây ô nhiễm đến môi trường trong và ngoài khu bếp, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động trong bếp diễn ra bình thường, không bị tình trạng nước thải tràn ngược lại hoặc không thoát kịp. 

- Hệ thống điện

- Hệ thống cấp thoát nước

- Hệ thống gas

Ngoài ra: Còn có một số yếu tố quan trọng không kém

- Khả năng quản lí/ giám sát của Bếp trưởng;

- Độ an toàn (hư hỏng, thất thoát, cháy nổ);

- Vệ sinh tổng quan.

- Hệ thống gas

...

Cùng tham khảo quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp chuẩn của Duy Phú.

Thiết kế bếp công nghiệp đòi hỏi cần phải được thực hiện theo trình tự để đạt được hiệu quả và chất lượng hoạt động cao nhất. 

  1. Xác định mục tiêu, lập dự toán
  2. Thiết kế mô hình bếp công nghiệp
  3. Thiết kế các bản vẽ mặt bằng, bản vẽ chi tiết
  4. Đầu tư, mua sắm trang thiết bị
  5. Thi công, lắp đặt và hoàn thiện
  6. Bảo trì, Bảo hành, hậu mãi.

Những lưu ý khi thiết kế bếp ăn công nghiệp

Để thiết kế một bếp ăn chuyên nghiệp hiện đại cần lưu ý tất cả những điều kiện sau sẽ tạo ra được một bếp ăn hoàn chỉnh nhất. Một nhà ăn công nghiệp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, nên cần nhìn bao quát nhiều khía cạnh trong quá trình thiết kế bếp ăn lớn. Cần dựa vào mô hình kinh doanh ẩm thực, tần suất hoạt động của bếp ăn, số lượng người ăn cần phục vụ, chi phí đầu tư bao nhiêu để từ đó thiết kế nên mô hình phù hợp nhất đối với người sử dụng.

  • Cần có cái nhìn tổng quan;
  • Tận dụng tối đa diện tích và mặt bằng xây dựng;
  • Sử dụng các thiết bị nấu nướng hiện đại;
  • Bố trí các thiết bị hợp lý, thông minh;
  • Chú trọng các hệ thống M&E (điện, nước và gas);
  • Sử dụng chất liệu tốt và phù hợp với bếp ăn;
  • Thiết kế khu vực vệ sinh hợp lý.
 

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã nhận được ít nhiều những thông tin hữu ích dành cho mình. Chúc các bạn áp dụng thành công nhé !

Quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống bếp của gia đình, nhà hàng khách sạn. Cũng như cần tư vấn về bất kỳ sản phẩm nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẾP CÔNG NGHIỆP DUY PHÚ

VPĐD: 328B Ung Văn Khiêm - P.25 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM

Xưởng SX: 107/2 Tô Ngọc Vân - P.Thạnh Xuân - Q.12 - TP.HCM

Tel: (028) 6257 1858 - Fax: (028) 6257 1833

Hotline: 0918 192 879 - 0908 47 55 24

Emailduyphuco@gmail.com / duyphucosg@gmail.com 

wechat
Chat fanpage